Chúng ta quay lại để tiếp tục với câu chuyện tưởng tượng một tình huống thực tế. Trước hết nhắc lại là chúng ta cần một chương trình:
-Hỏi tên khách.-Hỏi số tiền tiết kiệm mỗi tháng của khách.
-Hỏi số năm khách đã gửi tiết kiệm.
-Tính ra tổng số tiền hiện tại khách có bằng cách nhân số tiền tiết kiệm mỗi tháng cho 12 sau đó nhân với số năm gửi tiết kiệm.
-In ra kết quả: Nguyễn Văn A, tổng số tiền tiết kiệm là 123456789 đồng...
Chúng ta sẽ thử "mần" luôn với chương trình tào lao của chúng ta. Cho đến giờ diện mạo của "em ấy" đã thay đổi đáng kể, chúng ta chỉ "tô son trét phấn" cho em ấy mà không hề xóa đi bất cứ cái gì. Chúng tôi hy vọng mỗi khi bạn "vọc" lại chương trình tào lao này, bạn sẽ nhớ lại mọi thứ đã đọc qua.
/* Đây là chương trình tào lao */
#include <stdio.h>
int main()
{
int so = 2024; // Đây là biến số
char namtoi[] = "Năm 2025"; // Đây là biến chuỗi
float a = 8.3462326543;
double b = 10.8745634535333;
int n;
char kitu;
printf("Xin Chào ! \n");
printf("Rất vui gặp bạn!");
printf("Năm nay là %d \n", so);
printf("Năm tới là %s", namtoi);
printf("In 4 chữ số sau dấu phẩy : %.4f\n", a);
printf("In 5 chữ số sau dấu phẩy : %.5lf\n", b);
printf("Hãy nhập một số từ 1-100: ");
scanf("%d", &n);
printf("Gía trị của n là : %d\n", n);
printf("Nhap mot ki tu : ");
scanf(" %c", &kitu);
printf("Ký tự là : %c\n", kitu);
return 0;
}
- Chúng ta tạm coi tên của một ai đó chỉ là 1 kí tự như A,B, hoặc C...
- Bạn sửa lại tên của biến kitu thanh Ten: char Ten;
- Sửa dòng lệnh printf("Nhap mot ki tu : "); thành printf("Nhap tên của bạn, chỉ một chữ A,B,C : ");
- Sủa dòng lệnh scanf(" %c", &kitu); thành scanf(" %c", &Ten);
- Sửa dòng lệnh printf("Ký tự là : %c\n", kitu); thành printf("Tên bạn là : %c\n", Ten);
Mã nguồn của chương trình tào lao sẽ thế này:
/* Đây là chương trình tào lao */
#include <stdio.h>
int main()
{
int so = 2024; // Đây là biến số
char namtoi[] = "Năm 2025"; // Đây là biến chuỗi
float a = 8.3462326543;
double b = 10.8745634535333;
int n;
char Ten;
printf("Xin Chào ! \n");
printf("Rất vui gặp bạn!");
printf("Năm nay là %d \n", so);
printf("Năm tới là %s", namtoi);
printf("In 4 chữ số sau dấu phẩy : %.4f\n", a);
printf("In 5 chữ số sau dấu phẩy : %.5lf\n", b);
printf("Hãy nhập một số từ 1-100: ");
scanf("%d", &n);
printf("Gía trị của n là : %d\n", n);
printf("Nhap tên của bạn, chỉ một chữ A,B,C : ");
scanf(" %c", &Ten);
printf("Tên bạn là : %c\n", Ten);
return 0;
}
Bấm Run để chạy thử, mọi thứ trôi chảy! Lưu ý chúng ta vẫn sử dụng IDE online
Bây giờ ta cần thêm hai biến: số tiền tiết kiệm hàng tháng và số năm gửi tiết kiệm.
Cả hai đều là những con số mà ta có thể sử dụng kiểu dữ liệu int để biểu thị, cả hai đều chưa khởi tạo giá trị.
Sau đó chúng ta cần một biến để lưu giữ tổng số tiền tiết kiệm. Tạm thời ta sẽ giả sử rằng không quá 2 tỷ đồng, và vì vậy sẽ sử dụng kiểu dữ liệu int.
int soTien;
int soNam;
int tongSoTien;
Tạm thời chưa tính toán, chúng ta bấm Run để chạy thử. Mọi việc đều ngon lành! Chúng tôi muốn bạn tạo thành thói quen luôn chạy thử từng công đoạn, như vậy sẽ dễ dàng tìm ra lỗi.
Đây là mã nguồn của chương trình tào lao cho đến lúc này:
/* Đây là chương trình tào lao */
#include <stdio.h>
int main()
{
int so = 2024; // Đây là biến số
char namtoi[] = "Năm 2025"; // Đây là biến chuỗi
float a = 8.3462326543;
double b = 10.8745634535333;
int n;
char Ten;
int soTien;
int soNam;
int tongSoTien;
printf("Xin Chào ! \n");
printf("Rất vui gặp bạn!");
printf("Năm nay là %d \n", so);
printf("Năm tới là %s", namtoi);
printf("In 4 chữ số sau dấu phẩy : %.4f\n", a);
printf("In 5 chữ số sau dấu phẩy : %.5lf\n", b);
printf("Hãy nhập một số từ 1-100: ");
scanf("%d", &n);
printf("Gía trị của n là : %d\n", n);
printf("Nhap tên của bạn, chỉ một chữ A,B,C : ");
scanf(" %c", &Ten);
printf("Tên bạn là : %c\n", Ten);
printf("Hãy nhập số tiền gửi hàng tháng: ");
scanf("%d", &soTien);
printf("Hãy nhập tổng số năm đã tiết kiệm: ");
scanf("%d", &soNam);
return 0;
}
Để tính tổng số tiền tiết kiệm, với kiến thức toán bình thường ta sẽ lấy (Số tiền hàng tháng x 12) x Số năm tiết kiệm.
Ta có:
tongSoTien = (soTien x 12) x soNam;
Thử thêm công thức trên vào chương trình tào lao. Bấm Run chạy sẽ thấy bị lỗi. Trình biên dịch không hiểu dấu nhân (x) ta nhập vào là gì, nó sẽ nghĩ rằng đó là một ký tự x. Chúng ta cần những toán tử đặc biệt.
Ở đây chúng ta cần toán tử * thay vì dấu x
Sau khi thay dấu x bằng *, bấm Run để chạy chương trình, mọi thứ đã ổn.
Cuối cùng, chúng ta chỉ cần in kết quả ra mà thôi.
Ta thêm dòng lệnh printf sau:
printf("Xin chào: %c, sau %d nam kien tri tich luy, ban da kiem đươc %d .Xin chuc mung ban!", Ten, soNam, tongSoTien);
Bấm Run để chạy thử, mọi thứ hoàn hảo!
Đây là dạng dùng lệnh printf với nhiều biến và nhiều Xác định định dạng-Format Specifiers
printf("a=%d, b=%d, c=%d", a,b,c);
Tất cả Format Specifiers nằm trong hai dấu " ", các biến nằm bên ngoài và cách nhau bằng dấu phẩy.
Chương trình tào lao hiện tại rõ ràng chưa hoàn chỉnh, không thể nhập tên đầy đủ, số tiền cũng nhỏ, nhưng chúng ta đang thảo luận về toán tử, ví dụ chỉ để chúng ta hiểu rõ mọi chuyện mà thôi.
Toán tử trong C là những ký hiệu được sử dụng để thực hiện một phép tính hoặc chức năng nào đó. Ngôn ngữ lập trình C cung cấp các dạng toán tử sau:
- Toán tử số học.
- Toán tử so sánh.
- Toán tử logic.
- Toán tử tăng giảm.
- Toán tử gán.
- TToán Tử Điều Kiện (3 Ngôi).
Chúng ta sẽ bàn tiếp về toán tử trong phần tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét