Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Một chút lịch sử

Trong quá trình phát triển của loài người. Một lúc nào đó, con người có nhu cầu tính toán: ví dụ trao đổi 1 con gà lấy 5 kg thóc chẳng hạn.

Theo thời gian, nhu cầu tính toán ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, con người dùng ngón tay, que tính, sau đó là bàn tính

Việc tính toán ngày càng phức tạp, những máy tính cơ học ra đời. Năm 1964, Công ty Sharp đã chế tạo được chiếc máy tính đầu tiên có thể tự thực hiện các phép tính toán, nhưng chiếc máy tính có kích thước rất lớn. Năm 1967, Texas Instruments giới thiệu dự án "Cal Tech" với chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên có kích thước nhỏ gọn, có khả năng thực hiện các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia,... 


 


Song song với sự phát triển của máy tính, với kết quả chính là kết quả cộng, trừ, nhân, chia...Thì  con người cũng có những nhu cầu khác. Một ví dụ: Trong nông nghiệp con người cần biết năm nay, năm tới, những năm sắp tới...mực thủy triều sẽ ra sao để chủ động canh tác. Ví dụ khác: Con người cần theo dõi sự thay đổi bầu trời sao theo từng mốc thời gian khác nhau để chủ động trong những vụ mùa...Các nhu cầu ngày càng lớn, kéo theo mong muốn phải có một "cái gì đó" có thể giải quyết mọi nhu cầu tương tự. "Cái gì đó" sẽ thâu nhận mọi thông tin cần thiết và cho ra kết quả theo nhu cầu của con người.

Đầu thế kỷ 19, Charles Babbage, người Anh , đã đưa ra khái niệm về máy tính có thể lập trình. Được coi là " cha đẻ của máy tính ". Đại khái theo khái niệm của ông, đầu vào của chương trình và dữ liệu sẽ được cung cấp cho máy thông qua thẻ đục lỗ , một phương pháp được sử dụng vào thời điểm đó. Về đầu ra, máy sẽ có máy in, máy vẽ đường cong và chuông. Nói chung, khái niệm của Charles Babbage trở thành thiết kế đầu tiên cho một máy tính đa năng. Chiếc máy này đã đi trước thời đại khoảng một thế kỷ. Tất cả các bộ phận trong chiếc máy đều phải được làm bằng tay. Đáng tiếc, dự án bị giải thể với quyết định ngừng tài trợ của Chính phủ Anh.

Theo dòng thời gian, năm 1936, nhà khoa học Konrad Zuse đã tạo ra thiết bị được gọi là máy tính lập trình đầu tiên mang tên Z1. Năm 1940, John Mauchly đã tạo ra máy tính mang tên ENIAC được mệnh danh là "rô bốt toán học" để giúp quân đội có thể phân tích đạn đạo bằng khả năng tính toán hàng ngàn vấn đề mỗi giây.

Chiếc máy tinh để bàn đầu tiên của con người là chiếc máy mang tên Programma 101 (P101) được chế tạo tại một xưởng thuộc sở hữu và vận hành bởi gia đình Olivetti tại Ivera, miền Bắc nước Ý. Tại triển lãm New York World năm 1964/1965, gia đình nhà Olivetti đã ra mắt P101 trước công chúng và lập tức nó gây sửng sốt. Programma 101 chỉ có khối lượng khoảng 30kg và sở hữu kích thước bằng một chiếc máy đánh chữ, có 37 phím và một máy in được tích hợp sẵn. Phát minh này của người Ý đã mở ra ý tưởng về máy tính cá nhân tồn tại đến ngày nay.




Chúng ta cần thiết phải đi qua một lịch sử dài dòng như vậy để hiểu một khái niệm căn bản Hệ Điều Hành. 

Máy tính ban đầu được chế tạo để thực hiện một loạt các tác vụ đơn lẻ, giống như một máy tính bỏ túi. Kiểu như đầu vào là "một đống thông tin" về thủy triều, sau đó đầu ra sẽ cho biết năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào...thủy triều sẽ lên xuống ra sao...Tuy nhiên, nhu cầu sẽ ngày càng tăng lên, cùng một lúc chúng ta muốn máy tính chạy nhiều tác vụ, giống như ngày nay, bạn vừa nghe nhạc trên Media Player, vừa viết bài trên Microsoft Word, lại vừa bật Calculator trong máy tính để tính....tiền lương :) Điều đó phát sinh một nhu cầu cần có một phần mềm quản lý tất cả mọi thứ xảy ra bên trong một máy tính. Và đó chính là hệ điều hành.

Hệ điều hành (Operating system - OS) là phần mềm hệ thống quản lý tài nguyên phần cứng máy tính, phần mềm và cung cấp các dịch vụ chung cho các chương trình máy tính. Hệ điều hành được tìm thấy trên nhiều thiết bị có máy tính – từ điện thoại di động và bảng điều khiển trò chơi điện tử đến máy chủ web và siêu máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.
Có nhiều hệ điều hành khác nhau, chúng ta chỉ cần nhớ bốn loại chính:

  1. Hệ điều hành Unix: Chúng được sử dụng nhiều cho các máy chủ trong kinh doanh, cũng như các máy trạm trong môi trường học thuật và kỹ thuật.
  2. Hệ điều hành macOS: macOS là sự kế thừa của Mac OS cổ điển ban đầu, là hệ điều hành chính của Apple từ năm 1984.
  3. Hệ điều hành Microsoft Windows: Microsoft Windows là một dòng hệ điều hành độc quyền được Tập đoàn Microsoft thiết kế.  
  4. Hệ điều hành Linux: Linux giống Unix, nhưng được phát triển mà không có bất kỳ mã nguồn Unix nào, không giống như BSD và các biến thể của nó. Linux đã thay thế Unix trên nhiều nền tảng và được sử dụng trên hầu hết các siêu máy tính .

 

Phần tiếp theo

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét