Chúng ta đã làm quen với một số khái niệm cơ bản trong lập trình C. Tạm thời chúng ta tóm tắt một cách ngắn gọn nhất:
- Lập trình nói chung là việc dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao như C, Java, Python... để dạy hoặc lệnh cho máy tính làm một việc gì đó.
- Ngôn ngữ bậc cao là cách nói để phân biệt với ngôn ngữ máy được coi như ngôn ngữ...bậc thấp và một ngôn ngữ "lưng chừng đời" là hợp ngữ.
- Vì là "ngôn ngữ" nên ngôn ngữ C cũng cần ngữ pháp riêng gọi là cú pháp-syntax. Khi viết mã chương trình, chúng ta cần tuân thủ đúng cú pháp.
- Mọi thứ trong một chương trình, nói cho cùng đều là dữ liệu, và để phân loại và mô tả cách dữ liệu được lưu trữ và xử lý trong ngôn ngữ lập trình, người ta đưa ra khái niệm kiểu dữ liệu-Data type, ví dụ kiểu số nguyên, kiểu ký tự...
- Một chương trình dù hình thức này hay hình thức khác đều có việc nhập và xuất dữ liệu., ví dụ khi ta sử dụng "chương trình gửi tín nhắn" trong điện thoại ta sẽ nhập nội dung vào sau đó bấm nút gửi-send để xuất dữ liệu đi.
- Trong quá trình xử lý một chương trình, ta lưu dữ liệu dưới hình thức biến.
- Cũng như việc chúng ta dạy hay ra lệnh cho một em bé nào đó, thông thường ta cần những ký hiệu ví dụ "vẫy tay" và nói "lại đây", ngôn ngữ lập trình cũng cần những ký hiệu riêng và gọi là toán tử. Toán tử trong C là những ký hiệu được sử dụng để thực hiện một phép tính hoặc chức năng nào đó.
- Mọi chương trình tùy vào mục tiêu nhưng đều có những điều kiện, ngã rẽ khác nhau bên trong của chương trình. Nhiệm vụ của chúng ta cần xét cụ thể từng điều kiện, từng trường hợp, từng ngã rẽ...để có phương án phù hợp. Ví dụ ta cần viết một chương trình mái che nhà trồng rau tự động: nếu trời nắng to thì cần đóng mái che, nếu trời mát mẻ, cần mở mái che, nếu trời mưa to, cần đóng mái che, nếu trời mưa nhẹ, cần mở mái che...Và chúng ta sẽ dùng mệnh đề IF để giải quyết những trường hợp tương tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét