Trong phần trước, khi chúng ta sử dụng hàm input() để nhập "hai số" 4 và 7 sau đó ta có tổng của "hai số" đó là...47. Lỗi do mọi thứ "bỏ vào" input() sẽ biến thành kiểu chuỗi str
Vì vậy ta cần thiết phải ép kiểu dữ liệu. Mặt khác trong nhiều trường hợp khác ta cũng cần phải sử dụng việc ép kiểu dữ liệu.
Một ví dụ rất thông thường đó là việc mua bán hàng hóa.
Thông thường, số lượng hàng hóa sẽ dùng một biến kiểu int để biểu diễn, ví dụ:
soLuong = 200
Giá cả hàng hóa thường có phần thập phân, vì vậy tối ưu nhất là dùng một biến dàn float để biểu diễn giá, ví dụ:
giaHang = 18.24
Giá trị của đơn hàng sẽ là một số dạng float, ví dụ
tongDonHang = soLuong x giaHang
Trong nhiều trường hợp, việc tính tổng giá trị đơn hàng không có vấn đề gì. Nhưng trong nhiều trường hợp khác sẽ phát sinh sự cố không lường trước, vì vậy ta cần chuyển đổi tất cả về cùng một kiểu dữ liệu, còn gọi là ép kiểu dữ liệu-Type Casting.
Ép kiểu trong Python là việc gán giá trị của một biến có kiểu dữ liệu này tới biến khác có kiểu dữ liệu khác.
Trong Python, chúng ta sử dụng những hàm sau để ép kiểu dữ liệu (Casting)
int() - Ép qua kiểu số nguyên
float() - Ép qua kiểu số thực
str() -Ép qua kiểu chuỗi
Sử dụng IDE Online để chạy ví dụ sau:
x = int(3)
y = int(3.8)
z = int("3")
print(x)
print(y)
print(z)
Kết quả
Quay lại với "chương trình" ở phần trước
print("Hay nhap so thu nhat:")
s1=input()
print("Bạn nhập:",s1)
print("Hay nhap so thu hai:")
s2=input()
print("Bạn nhập:",s2)
s3 = s1 + s2
print("Tong hai so la:", s3)
Chúng ta sẽ "Ép" để cho ra kết quả như mong muốn như sau
print("Hay nhap so thu nhat:")
s1=int(input())
print("Bạn nhập:",s1)
print("Hay nhap so thu hai:")
s2=int(input())
print("Bạn nhập:",s2)
s3 = s1 + s2
print("Tong hai so la:", s3)
Bấm Run để chạy chương trình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét